Tags:

Sóc Trăng

STO - Chiều ngày 21/12, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả sản xuất thủy sản năm 2022 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2023. Đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng dự và phát biểu chỉ đạo.

Đây là vấn đề đang được các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cân nhắc trước khi đặt bút ký kết các hợp đồng mới, mặc dù giá xuất khẩu vẫn được giữ ở mức cao.

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN, Mã CK-HoSE: FMC) vừa công bố tài liệu cho Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 dự kiến tổ chức vào ngày 15/4.

Năm khó khăn 2021 đã đi qua, các doanh nghiệp ngành tôm Sóc Trăng vẫn có được thành công lớn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Bài học kinh nghiệm cho một năm vượt khó thành công được doanh nghiệp lý giải là do có sự chủ động trong việc thích ứng an toàn.

Ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng có năm thứ hai liên tiếp dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm với hơn 1 tỷ USD. Giá tôm đang giảm nhẹ vì sắp đến Tết Nguyên đán.

Mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021 của tỉnh Sóc Trăng được ngành nông nghiệp Sóc Trăng đánh giá là cơ bản thành công cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu du tỉnh gặp khó do dịch COVID-19.

Đó là cách nói của các doanh nghiệp ngành tôm trong tỉnh Sóc Trăng về tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hai sản phẩm tôm đông lạnh và gạo tăng trưởng mạnh trong 10 tháng đầu năm, trong đó xuất khẩu tôm tăng 21%.

(vasep.com.vn) Chiều ngày 6/10/2021, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã nhận số hàng hỗ trợ của Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) trao tặng 10.000 khẩu trang y tế và 1.500 kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 thông qua chương trình hợp tác của Bộ NN&PTNTvới USGC.

Sau rất nhiều nỗ lực, đến thời điểm này, ngành tôm Sóc Trăng cơ bản đã vượt qua những thử thách trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo công tác phòng, chống COVID-19. Khó khăn được tháo gỡ kịp thời cùng những tín hiệu lạc quan của nhu cầu tiêu dùng ở cả thị trường trong và ngoài nước đang là những cơ hội tốt để người nuôi tôm và các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh yên tâm phục hồi chuỗi sản xuất trong những tháng còn lại của năm.

Tình hình dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, Sóc Trăng đã chuyển sang trạng thái bình thường mới và nhiều tỉnh, thành trong khu vực bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, nên hoạt động vận chuyển, đi lại ngày càng thông thoáng hơn, lực lượng lao động trở lại làm việc ngày càng nhiều hơn, giúp cho sản xuất, kinh doanh có cơ hội phục hồi sớm hơn.

Tỉnh Sóc Trăng đã chuẩn bị kỹ các bước để phục hồi chuỗi sản xuất ngành hàng tôm nhưng do giá đang thấp, khiến người nuôi do dự cho vụ tôm cuối năm.

(vasep.com.vn) Ngày Chủ nhật (5/9/2021), cơ bản cả nước khai trường năm học mới theo hoàn cảnh từng địa phương. Sóc Trăng cẩn thận tính toán trong vài ngày tới dịch giảm nhiều thì sẽ khai giảng sau và giới hạn học sinh tham dự. Ngày 7/9 tỉnh đổi ý, thông báo không làm lễ khai giảng như dự tính, hôm tựu trường nhập học sẽ có nghi thức đơn giản khai giảng. Việc tổ chức 2 trong 1 làm giảm thủ tục, đáp ứng xu thế cải cảnh từ trên.

Đó là một trong những đánh giá của đồng chí Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng trong chuyến đi khảo sát tình hình khó khăn, vướng mắc trong nuôi trồng, thu hoạch, tiêu thụ thủy sản tại huyện Trần Đề, vào sáng ngày 31-8. Cùng đi còn có các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.

(vasep.com.vn) Tỉnh tôi, Sóc Trăng, vận dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) của Thủ tướng Chính phủ là đưa ra hệ thống giải pháp phòng chống dịch gồm nhiều nội dung như đã nêu ở bài trước. Sóc Trăng coi đây là sách lược lâu dài, bởi dự kiến dịch bệnh chưa thể sớm kết thúc. Tỉnh chia các xã phường thành 4 màu theo cấp độ… mắc dịch. Mỗi màu có bộ quy định cách xử lý các vấn đề phát sinh. Tuỳ tình hình diễn biến của dịch, tỉnh điều chỉnh màu các vùng và công bố để thực hiện. Có thể tốt hơn và ngược lại. Khi có màu mới, lãnh đạo địa phương đó căn cứ bộ quy định mà thực thi, khỏi phải tốn công xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo…

Sóc Trăng đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng trong 7 tháng đầu năm nay.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 7, tỉnh Sóc Trăng đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản với 570 triệu USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch. Trong đó, xuất khẩu tôm chiếm 94% với 535 triệu USD, còn lại là các sản phẩm chả cá, surimi, mực, bạch tuộc và nhuyễn thể khác.

Phát triển sinh kế, nuôi thủy sản (vọp kết hợp ốc len) dưới tán rừng ngập mặn tại huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện đã góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân ven biển, tăng cường công tác bảo vệ rừng cũng như bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Qua thời gian thực hiện, mô hình sinh kế này đã đem lại một số hiệu quả bước đầu.

Tính đến tháng 7/2021, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Long phú ước thả nuôi gần 140 ha, lũy kế trên 562 ha, đạt 80,29% kế hoạch, giảm hơn 76 ha so cùng kỳ, diện tích nuôi tôm nước lợ hơn 155 ha, giảm hơn 53 ha so cùng kỳ; cá da trơn thả nuôi gần 17 ha, tăng 5,63 ha; cá ao mương vườn 390 ha, tăng 5 ha. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ước thực hiện 2.520 tấn, đạt 50,4% chỉ tiêu nghị quyết, giảm 16 tấn so cùng kỳ; sản lượng tôm 595 tấn, giảm 261 tấn so cùng kỳ, giá bán tôm thẻ loại 100 con/kg từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, loại 40 con/kg từ 110.000 - 115.000 đồng, tương đương cùng kỳ; cá da trơn 1.925 tấn, tăng 245 tấn, giá bán 21.000 - 22.000 đồng/kg, tăng 2.000 - 3.000 đồng.

Huyện Mỹ Xuyên là vùng trọng điểm nuôi luân canh tôm - lúa của tỉnh Sóc Trăng cũng như cả nước. Đặc điểm của mô hình tôm - lúa ở Mỹ Xuyên là dựa vào các yếu tố tự nhiên như điều kiện thổ nhưỡng, mùa vụ... và biện pháp canh tác như là giải pháp kỹ thuật then chốt trong sản xuất, khai thác mối quan hệ hổ tương giữa con tôm và cây lúa để nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ sống cho tôm nuôi cũng như giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Xuyên đã xây dựng mô hình “Nuôi luân canh tôm lúa kết hợp ương tôm trong bể nổi lót bạt” với quy mô bể ương 100m3 phục vụ cho diện tích nuôi 1 ha, mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và duy trì phát triển.